Lốp xe gây ô nhiễm kiểu gì? Lốp phế thải chỉ là một phần của câu chuyện thôi.
Trong thế giới sinh vật, loài người có thể xem là những “nghệ nhân” đích thực. Bằng vật chất tài nguyên thô sơ, chúng ta chế tạo được công cụ để phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống, từ thời trang cho đến các phương tiện giao thông. Có điều cũng chính từ quá trình “chế tác”, con người cũng từng bước gây tổn hại đến thiên nhiên, mà mãi đến cuối thế kỷ 20 chúng ta mới nhận ra điều đó.
Và mới đây, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã thêm một yếu tố vào danh sách những công cụ gây ra ô nhiễm môi trường. Nó đến từ những chiếc lốp xe.
Bạn nghĩ đến thứ này?
Nghe đến đây, chắc hẳn bạn nghĩ đến những chiếc lốp phế thải, trở thành loại rác không dễ gì giải quyết của con người? Thực chất đó cũng là một vấn đề nan giải, nhưng không phải tác hại chúng ta đang nhắc đến ở đây. Các chuyên gia từ EMPA Phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ liên bang Thụy Sĩ) cho biết những chiếc lốp xe đang sử dụng cũng góp phần tạo ra tác nhân gây ô nhiễm. Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng, lốp xe đang thải ra ít nhất 200.000 tấn “vi cao su” (micro-rubber) – những hạt cao su siêu nhỏ, và chúng đang gây ảnh hưởng lớn đến môi trường của quốc gia này.
“Quy mô thải ra “vi cao su” ở một mức độ khác so với các hạt vi nhựa (microplastics). Đây thực sự là một phát hiện gây sốc,” – Bernd Nowack, tác giả nghiên cứu chia sẻ.
Nhưng thực ra thứ chúng ta nhắc đến là các hạt vi cao su thôi
Nowack cho biết, việc lốp xe tiếp xúc với mặt đường đã khiến bề mặt cao su tách ra thành các hạt nhỏ, rồi theo gió tung vào không khí. Tính trung bình, một chiếc lốp ô tô của Thụy Sĩ sẽ mất khoảng 10% – 30% lượng cao su tạo ra nó trong quá trình sử dụng.
Sự ô nhiễm đến từ lốp xe chiếm đến 97% tổng số các hạt vi nhựa hiện có ngoài môi trường. 3% còn lại là do các sân cỏ nhân tạo. 75% số hạt này tồn tại ngoài đất liền, 20% tìm được đường ra đại dương, và 5% nằm lẫn trong đất.
Thoạt nghe, hạt “vi cao su” có nét tương đồng với “vi nhựa”, nhưng Nowack cho biết đó là 2 tác nhân khó lòng so sánh. Nguyên nhân là do “lốp xe chỉ có khoảng 50% cao su, phần còn lại là các chất phụ gia.”
“Khác với các loại nhựa polymer như PE do phụ gia trong đó rất khác. Vậy nên để đánh giá đúng tác động của cao su đến môi trường, chúng ta phải tách riêng từng phụ gia.”
Nowack chia sẻ, ông tính ra được 93% các hạt vi cao su gốc polymer đến từ lốp xe, trong khi chỉ 7% là đến từ 7 loại nhựa thường được sử dụng. Vậy nên có thể nói “lượng vi cao su trong môi trường là rất lớn.”
Để tính toán ra những con số này, các chuyên gia đã sử dụng phương pháp mang tên phân tách xác suất vật liệu (DPMFA), cho phép họ theo dõi tốc độ di chuyển của lốp và đánh giá được cao su có thể đến được những đâu. Dữ liệu được lấy trong khoảng thời gian 1988 – 2018.
Các chuyên gia tin rằng tác động của hạt vi cao su đến hệ hô hấp của con người là khá thấp. Tuy nhiên, nó sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, lọt vào chuỗi thức ăn theo nhiều cách.
“Phân nửa số hạt vi cao su (47%) trên mặt nước xuất phát từ hệ thống nước thải. 34% đến từ các nhà máy.”
0